Quá độ sang Chủ nghĩa Xã hội của Mao Trạch Đông (1949-1976) Lịch_sử_Cộng_hòa_Nhân_dân_Trung_Hoa

Mao Trạch Đông, chủ tịch thứ nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung HoaHoa Quốc Phong, chủ tịch thứ hai của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Sau cuộc Nội chiến Trung Quốc (國共内戰) và thắng lợi của các lực lượng Mao Trạch Đông (毛澤東) trước Quốc Dân Đảng (國民黨) của Tưởng Giới Thạch (蔣介石), khiến Tưởng phải bỏ chạy tới Đài Loan(台灣), Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 1 tháng 10 năm 1949. Mục tiêu đầu tiên của Mao là thay đổi toàn bộ hệ thống sở hữu đất đai và những cuộc cải cách ruộng đất rộng lớn. Hệ thống sở hữu đất theo kiểu chủ đất phong kiến Trung Quốc cũ cùng những người nông dân làm thuê được thay thế bởi một hệ thống phân chia công bằng hơn có chú ý tới những người nông dân nghèo khổ. Mao nhấn mạnh tới cuộc đấu tranh giai cấp, 1953 ông đã thúc đẩy thực hiện nhiều chiến dịch tiêu diệt tầng lớp chủ đất và tư sản cũ. Đầu tư nước ngoài cũng bị bãi bỏ.

Mao Trạch Đông tin rằng chủ nghĩa xã hội sẽ giành chiến thắng trước mọi lý thuyết xã hội khác. Sau thành công của Kế hoạch Năm năm dựa trên khuôn mẫu Xô viết với nền kinh tế quản lý tập trung hóa hoàn toàn, Mao Trạch Đông đưa ra những dự án đầy tham vọng về Đại nhảy vọt năm 1957, bắt đầu một quá trình chưa từng có nhằm tập trung hóa sản xuất tại các vùng nông thôn. Cùng với các vụ thiên tai, sự chấm dứt viện trợ kinh tế từ phía Liên Xô và một hệ thống quản lý sản xuất cực thô sơ, Đại nhảy vọt kết thúc với nạn đói, trong thời gian đó 20 triệu người đã chết vì nạn đói hoặc thiếu ăn. Sự thất bại của Mao với cuộc Đại nhảy vọt khiến ông mất dần quyền lực trong chính phủ, quyền lực rơi vào tay Lưu Thiếu KỳĐặng Tiểu Bình.

Ở thời Mao Trạch Đông, sự thống nhất và chủ quyền của Trung Quốc lần đầu tiên trong khoảng thời gian một thế kỷ đã được đảm bảo, và những sự phát triển hạ tầng, công nghiệp, chăm sóc y tế, cũng như giáo dục, đã làm tăng tiêu chuẩn sống của người dân thường Trung Quốc. các chiến dịch như Đại nhảy vọtCách mạng Văn hoá chủ yếu có mục đích thúc đẩy sự phát triển và "thanh lọc" nền văn hoá, dù những hậu quả của hai chiến dịch đó là to lớn cả về kinh tế và con người, chúng vẫn để lại một "nền tảng" cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế về sau này. Các con số thống kê về số người chết do các chiến dịch của Mao Trạch Đông, có nguyên nhân từ các thảm họa thiên nhiên, nạn đói và các hậu quả hỗn loạn chính trị khác trong thời cầm quyền của Tưởng Giới Thạch.

Để củng cố tính chính thống chủ nghĩa xã hội và tiêu diệt các "nhân tố cũ" của Trung Quốc, cùng lúc ấy đạt được một số mục đích chính trị, Mao Trạch Đông đã bắt đầu cho thực hiện Cách mạng Văn hoá năm 1967. Chiến dịch này ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống Trung Quốc. Các nhóm Hồng Vệ Binh hàng ngày đi hô khẩu hiệu và kể lại các câu nói của Mao Trạch Đông, cũng như truy quét các "tàn dư lạc hậu" trên các đường phố và nhiều công dân bị coi là phản cách mạng. Giáo dục và vận tải công cộng hầu như bị đình chỉ toàn bộ. Nhiều lãnh đạo chính trị nổi bật gồm cả Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, bị thanh trừng và bị coi là "những kẻ theo tư bản". Chiến dịch này chỉ hoàn toàn chấm dứt cùng với cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976.